Scholar Hub/Chủ đề/#flavonoid toàn phần/
Flavonoid là các hợp chất polyphenolic trong thực vật, nổi bật với tính chống oxy hóa và bảo vệ sức khỏe, có thể trung hòa gốc tự do, chống viêm, kháng khuẩn và giảm nguy cơ bệnh mãn tính. Cấu trúc flavonoid gồm ba vòng carbon (C6-C3-C6) và được phân loại thành flavone, flavonol, isoflavone, flavanone, anthocyanin, và flavanol. Trong y dược, chúng được dùng làm thực phẩm bổ sung để cải thiện sức khỏe, với quercetin là một flavonoid nổi bật. Các thực phẩm giàu flavonoid gồm táo, cam, nho, trà xanh và đậu nành.
Flavonoid Toàn Phần: Khái Niệm và Định Nghĩa
Flavonoid là một nhóm lớn các hợp chất polyphenolic được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực vật. Các hợp chất này nổi tiếng với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ và vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Flavonoid toàn phần đề cập đến tổng lượng của tất cả các loại flavonoid có trong một mẫu thực vật cụ thể.
Cấu Trúc và Phân Loại
Flavonoid có cấu trúc cơ bản là một hệ thống ba vòng carbon, thường được ký hiệu là C6-C3-C6. Chúng được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên kiểu liên kết giữa các vòng và mức độ oxy hóa của vòng C, bao gồm flavone, flavonol, isoflavone, flavanone, anthocyanin, và flavanol.
Chức Năng Sinh Học
Flavonoid nổi bật với chức năng chống oxy hóa, có khả năng trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa tổn hại tế bào và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư, và tiểu đường. Ngoài ra, flavonoid còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus.
Ứng Dụng Trong Y Dược
Trong ngành y dược, flavonoid toàn phần được khai thác để phát triển các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và dược phẩm nhằm tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Chẳng hạn, quercetin, một loại flavonoid phổ biến, được nghiên cứu sâu rộng với tác dụng tăng cường hệ thần kinh và chức năng miễn dịch.
Thực Vật Giàu Flavonoid
Nhiều loại trái cây, rau củ và dược liệu có nguồn flavonoid phong phú. Các thực phẩm như táo, cam, nho, chanh, trà xanh, và chế phẩm từ đậu nành nằm trong danh sách các nguồn flavonoid quan trọng. Tiêu thụ thường xuyên những thực phẩm này có thể góp phần đáng kể vào sự cải thiện sức khỏe tổng thể.
Kết Luận
Flavonoid toàn phần là một đề tài nghiên cứu thú vị với nhiều ứng dụng tiềm năng trong y tế và dinh dưỡng. Việc hiểu rõ về cấu trúc, chức năng và nguồn gốc của chúng có thể giúp chúng ta tận dụng tối đa lợi ích từ nhóm hợp chất này, đồng thời mở rộng khả năng phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
TỔNG HỢP TOÀN PHẦN 6,8-PRENYLACACETIN, 8-PRENYLACACETIN VÀ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ TĂNG SINH TRÊN DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ HELA Ở NGƯỜITổng hợp toàn phần lần đầu tiên hai hợp chất thiên nhiên prenylflavonoids là 6,8-prenylacacetin (1) và 8-prenylacacetin (2) đã đạt được thông qua hai con đường khác nhau. Con đường thứ nhất đã được bắt đầu bằng phản ứng bảo vệ bằng tác nhân Benzyl bromide các nhóm hydroxyl tại các vị trí C-3 và C-5 của 2,4,6-trihydroxyacetophenone, tiếp theo là sử dụng phản ứng Baker-Venkataraman, bước cuối là khử bảo vệ và alkyl hóa ngắn nhóm prenyl vào vị trí C-6 và C-8 của acacetin. Con đường thứ hai đạt được thông qua các bước trung gian sau: bảo vệ bằng methoxymethyl các nhóm hydroxyl tại các vị trí C-3 và C-5 của 2,4,6 trihydroxyacetophenone, aldol hóa, vòng hóa, khử hóa nhóm bảo vệ trong acid, cuối cùng cũng alkyl hóa ngắn nhóm prenyl vào C-6 và C-8 của acacetin. Quá trình tổng hợp đã thu được hiệu suất tổng thể của 1 và 2 lần lượt là 25% và 27%. Tiềm năng gây độc tế bào của các hợp chất đã tổng hợp bằng thử nghiệm hoạt tính ức chế tăng sinh trên dòng tế bào ung thư Hela ở người được đánh giá bằng phương pháp MTT tiêu chuẩn. Kết quả cho thấy hầu hết các hợp chất tổng hợp đã thể hiện hoạt tính ức chế tế bào trung bình đến mạnh chống lại dòng tế bào ung thư này so với cis-platin một chất kiểm soát dương tính dùng làm đối chứng. Các hợp chất 1 và 2 cho thấy chúng đã ức chế rất tốt đối với các tế bào ung thư Hela ở người, vì vậy chúng có thể là những tác nhân chống ung thư tiềm năng và xứng đáng để nghiên cứu nhiều và sâu hơn nữa. Tất cả các hợp chất tổng hợp được xác nhận bằng các phổ: 1H-NMR, 13C-NMR và MS. Con đường tổng hợp của các hợp chất 1 và 2 đã thông qua quá trình alkyl hóa gắn nhóm prenyl vào C-6 và C-8 của acacetin như là một bước quan trọng.
#6 #8-prenylacetin #8-prenylacetin #flavonoids #total synthesis #cytotoxic activities #alkylation
Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn của cao chiết cồn lá chè dây (Ampelopsis cantoniensis) khu vực miền Trung, Việt NamCây chè dây đã được sử dụng làm nước uống khá phổ biến trong những năm gần đây ở Việt Nam. Là loài thực vật hoang dã được sử dụng như một thảo dược để điều trị các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp, viêm gan, viêm da, viêm bể thận, viêm dạ dày. Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy rằng hàm lượng flavonoid toàn phần trong lá chè dây thu hái ở miền Trung (35,5±0,88 %) cao hơn so với mẫu ở SaPa (28,49±0,96 %).Cao chiết cồn 70º của lá cây chè dây miền Trung có tác dụng đáng kể trong hoạt tính kháng oxy hóa và kháng khuẩn. Kết quả đánh giá cho thấy cao chiết cồn của chè dây miền Trung hoạt tính kháng oxy hóa cao hơn so với cao chiết cồn của chè dây SaPa và vitamin C (với SC50 lần lượt là 35,8; 44,92; 47,56). Cao chiết của chè dây miền Trung có khả năng kháng khuẩn cao trên 4 chủng vi khuẩn nghiên cứu và thể hiện hoạt tính mạnh nhất ở 2 chủng Escherichia coli và Staphylococcus aureus, cao hơn cao chiết SaPa và thuốc kháng sinh ampicillin (10mg/ml).
#chè dây miền Trung #tính chống oxy hóa #tính kháng khuẩn #flavonoid toàn phần #chống viêm dạ dày
Định lượng flavonoid toàn phần trong cao đặc cỏ mực Eclipta prostrata L. (Asteraceae) bằng phương pháp quang phổ UV - VIs Đặt vấn đề: Nhóm hợp chất flavonoid trong dược liệu cỏ mực (Eclipta prostrata L.) có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, cầm máu, bảo vệ gan,…. Có nhiều phương pháp định lượng nhóm hợp chất flavonoid toàn phần ở Việt Nam và trên thế giới, riêng dược liệu cỏ mực và các dạng bào chế chiết suất từ dược liệu cỏ mực được định lượng flavonoid toàn phần (theo Wedelolactone) bằng phương pháp tạo màu với hỗn hợp thuốc thử nhôm chloride, natri nitrite và natri hydroxide đo quang phổ UV - Vis ở bước sóng 345 nm chưa được thực hiện. Vì vậy việc xây dựng và thẩm định quy trình định lượng flavonoid toàn phần (theo Wedelolactone) trong cao đặc cỏ mực là cần thiết. Mục tiêu: Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng flavonoid toàn phần (theo Wedelolactone) trong cao đặc cỏ mực. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao đặc cỏ mực, tiến hành xây dựng và thẩm định quy trình định lượng flavonoid toàn phần (theo chất chuẩn Wedelolactone) trong cao đặc cỏ mực. Kết quả: Đã xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đạt yêu cầu theo hướng dẫn của ICH trên các tiêu chí: tính tương thích hệ thống, tính đặc hiệu, tính tuyến tính, độ chính xác và độ đúng. Kết luận: Phương pháp định lượng có ưu điểm nhanh và đơn giản nên có thể ứng dụng vào công tác kiểm tra nhanh nguồn nguyên liệu đầu vào ứng dụng trong sản xuất.
#Eclipta prostrata L. #Wedelolactone #quang phổ UV - Vis
In vitro cytotoxic activity against human hepatoma HepG2 cells, antioxidant activity, total phenol and flavonoid content of methanol extracts from four plants in Bay Nui, An Giang ProvinceLiver cancer has become a common cancer in Viet Nam and in the world. The in vitro study of the cytotoxicity on hepatocellular carcinoma cell line HepG2 is important for testing for active substances that are actually useful in treating liver cancer. In this study, based on literature and folk herbal knowledge in the use of Vietnamese medicinal herbs to treat cancer and liver diseases, we have evaluated cytotoxicity against HepG2, antioxidant capicity, total flavonoid and phenol content of methanol extracts from Luvunga scandens leaves (RLD1), Hyptis suaveolens (L.) roots (RLD9), Solanum torvum (Sw.) leaves (RLD10) and Zingiber zerumbet (L.) rhizomes (RLD7R). As a result, at 100 mg/L concentration of the extracts, RLD1 and RLD9 demonstrated the highest cytotoxicity with cell survival rate less than 27%. While RLD1 sample showed weak antioxidant capacity (IC50 = 426.275 0.005 mg/L), RLD9 possessed the stronger antioxidant activity (IC50 = 24.320 0.031 mg/L) as well as the highest total phenol content (97.441.46 mg GAE/g extract). Although RLD7R sample did not show any cytotoxic activity against HepG2 cells, it exhibited a strong antioxidant potential (IC50 = 21.326 0.083 mg/L), associated with the highest total flavonoid content (63.13 14.30 mg QE/g extract). This study has demonstrated that Luvunga scandens leaves and Hyptis suaveolens roots have potential in liver cancer treatment.
#HepG2 #DPPH #flavonoid toàn phần #phenolic toàn phần #chống oxy hoá
Nghiên cứu quy trình bào chế trà hòa tan từ lá sen chứa hợp chất flavonoid có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 – 2022Đặt vấn đề: Sen là cây được sử dụng lâu đời trong chăm sóc sức khỏe, hai hợp chất chính trong sen là alkaloid và flavonoid, trong đó flavonoid có nhiều tác dụng như: giảm stress, giảm lipid máu, giảm các gốc tự do, chống béo phì, kháng viêm, kháng vi rút. Nghiên cứu bào chế trà hòa tan từ lá sen chứa hợp chất flavonoid nhằm cung cấp cho người sử dụng một sản phẩm tiện dụng chứa hợp chất flavonoid hỗ trợ giảm mỡ máu. Mục tiêu: Khảo sát điều kiện chiết tách hợp chất flavonoid trong lá sen. Nghiên cứu công thức và quy trình bào chê trà lá sen hòa tan. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở trà lá sen hòa tan. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng: lá sen được thu hái tại xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Phương pháp: lá sen được khảo sát về nhiệt độ sấy, thời gian sấy, kích cỡ bột, lượng dung môi chiết, thời gian chiết, nhiệt độ chiết, sau đó được phối hợp với la hán quả, cỏ ngọt, hoa đại để điều chế thành cao đặc, cao đặc sẽ phối hợp với các chất phụ gia thực phẩm để điều chế trà hòa tan. Kết quả: Nghiên cứu đã xác định điều kiện chế biến lá sen: lá sen sau khi thu hái sẽ được làm sạch, để ráo sau khi làm khô ở nhiệt độ 70 oC trong 2 giờ đến khi khối lượng lá sen khô đạt 16 – 17%, được xay đến kích thước 500 – 710 µm. Sau đó phối hợp lá sen đã được chế biến với la hán quả, cỏ ngọt và hoa đại chiết với nước với tỉ lệ 1:15 ở 70 oC trong 30 phút sau đó cô dịch chiết được cao đặc có độ ẩm khoảng 14%. Cao đặc phối hợp với các chất phụ gia: maltodextrin, acid citric, natri dihydrocitrat, kali sorbat điều chế trà hòa tan, kết quả kiểm nghiệm trà trà hòa tan có độ ẩm là 5.17%, tro toàn phần là 2.77% , hàm lượng flavonoid toàn phần tính theo quercetin là 9.93%. Kết luận: Có thể chiết flavonoid từ lá sen bằng nước và phối hợp với các dược liệu như la hán quả, hoa đại, cỏ ngọt để điều chế nên cao đặc, từ cao đặc phối hợp với các chất phụ gia để điều chế nên trà hòa tan.
#lá sen #flavonoid toàn phần #trà hòa tan
Điều chế và tiêu chuẩn hóa cao cỏ mần trầu Eleusine indica (L.) GaertnĐặt vấn đề: Trong vòng hai thập kỷ gần đây, xu hướng quay lại sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng và trị bệnh trở nên phổ biến. Việc bào chế sản phẩm trung gian như cao đặc, cao khô hoặc bột dược liệu đang dần được quan tâm nhiều hơn giúp cho việc đa dạng chế phẩm từ dược liệu. Bên cạnh đó, nhóm hợp chất flavonoid trong dược liệu cỏ mần trầu (Eleusine indica L.) có hoạt tính thanh nhiệt, kháng khuẩn, kháng nấm, bảo vệ gan,… Vì vậy, việc điều chế và tiêu chuẩn hóa cao đặc cỏ mần trầu là cần thiết. Mục tiêu: Điều chế và tiêu chuẩn hóa cao đặc cỏ mần trầu Eleusine indica (L.) Gaertn., họ lúa (Poaceae). Đối tượng và phương pháp: cỏ mần trầu toàn thân trên mặt đất, thăm dò điều kiện chiết xuất và điều chế cao đặc cỏ mần trầu đạt hiệu suất tối ưu. Kết quả: Xây dựng và thẩm định được quy trình định lượng flavonoid toàn phần (theo vitexin) bằng phương pháp quang phổ UV – Vis. Xây dựng được quy trình điều chế và một số tiêu chuẩn cơ sở cao đặc cỏ mần trầu. Kết luận: Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cao đặc cỏ mần trầu, góp phần kiểm soát tốt chất lượng nguồn nguyên liệu đưa vào sản xuất các dạng bào chế.
#cao đặc cỏ mần trầu #flavonoid toàn phần #quang phổ UV – Vis
Điều chế và tiêu chuẩn hóa cao đặc Diếp cá Houttuynia cordata ThunbĐặt vấn đề: Việc bào chế sản phẩm trung gian từ dược liệu như cao đặc, cao khô hoặc bột đang dần được quan tâm nhiều hơn. Mục tiêu: nhóm nghiên cứu tiến hành điều chế và tiêu chuẩn hóa cao đặc Diếp cá (Houttuynia cordata Thunb.). Đối tượng và phương pháp: Dược liệu Diếp cá toàn thân trên mặt đất, thăm dò điều kiện chiết xuất và điều chế cao đặc Diếp cá đạt hiệu suất tối ưu. Kết quả: xây dựng và thẩm định được quy trình định lượng flavonoid toàn phần (theo quercetin) bằng phương pháp quang phổ UV-Vis. Xây dựng được quy trình điều chế và một số tiêu chuẩn cơ sở cao đặc Diếp cá. Kết luận: xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cao đặc Diếp cá, góp phần kiểm soát tốt chất lượng nguồn nguyên liệu đưa vào sản xuất các dạng bào chế.
#cao đặc Diếp cá #flavonoid toàn phần #quercetin #quang phổ UV-Vis
Khảo sát hàm lượng flavonoid toàn phần và hoạt tính chống oxy hóa của cao ethanol chiết từ hoa chiều tím (Ruellia simplex C. Wright)Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát sự hiện diện của một số nhóm hợp chất tự nhiên trong hoa chiều tím như steroid, flavonoid, alkaloid, saponin, tannin, terpenoid … Đồng thời, hàm lượng flavonoid toàn phần cũng như khả năng chống oxy hoá của hai loại cao ethanol (cao E96 và cao E80) chiết từ hoa chiều tím cũng được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoa chiều tím có chứa các nhóm hợp chất flavonoid, alkaloid, tanin và terpenoid; không chứa steroid và saponin. Hàm lượng flavonoid toàn phần trong cao E96 và cao E80 lần lượt là 7,13 và 0,98 mg QE/g cao chiết. Kết quả khảo sát khả năng chống oxy hóa bằng phương pháp trung hòa gốc tự do DPPH cho thấy, phần trăm ức chế 50% gốc tự do DPPH (IC50) của cao E96 và cao E80 lần lượt là 0,089 và 0,242 mg/mL. Chất chuẩn đối chứng là ascorbic acid (IC50=0,02 mg/mL).